image banner
Các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

1. Yêu cầu về con giống

Tuyệt đối không nhập con giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng và không qua kiểm dịch. Khuyến cáo các trang trại, gia trại nên chủ động từ khâu con giống đầu vào đến nuôi thương phẩm, tạo sản phẩm đầu ra, không nên tái đàn khi chưa công bố hết dịch.

Anh-tin-bai

2. Thức ăn, nước uống và chăm sóc

Tăng cường các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho lợn để phát triển và tăng sức đề kháng; không nên tận dụng thức ăn thừa. Các thức ăn dạng lỏng, thức ăn xanh, thức ăn khác có nguy cơ lây bệnh cần được nấu chín hoặc xử lý nhiệt; Sử dụng nguồn nước sạch cho lợn uống và tắm rửa cho lợn.

3. Yêu cầu về chuồng trại

Chuồng trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật, ra vào chuồng trại. Không nuôi nhốt lợn gần khu nuôi gia cầm. Khu chuồng nuôi và lối ra vào phải bố trí hố khử trùng; đường thoát nước thải đến khu xử lý phải kín, đảm bảo dễ thoát nước.

Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống không gây độc hại, dễ vệ sinh tẩy rửa; Dụng cụ khác phục vụ chăn nuôi phải được tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.

4. Quản lý phối giống

Đối với công tác phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo: Sử dụng dụng cụ tinh quản 1 lần, người đi làm công tác phối giống TTNT trước khi vào chuồng trại phải sát trùng cả người và dụng cụ mang theo.

Đối với công tác phối giống bằng nhảy trực tiếp: Không di chuyển lợn đực giống, phôi giống trực tiếp từ vùng có dịch đến các vùng khác để phối giống trực tiếp cho lợn nái. Hạn chế phối giống theo phương pháp sử dụng lợn đực nhảy trực tiếp. Thường xuyên định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại khu vực chăn nuôi và phương tiện vận chuyển lợn đực giống.

5. Vệ sinh, thú y

Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, thiết bị chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc khử trùng, phương tiện, người ra, vào khu vực chăn nuôi. Sử dụng vôi bột rải xung quanh khu vực chuồng nuôi; Cổng ra vào khu vực chăn nuôi phải có hố sát trùng để người chăn nuôi qua lại sát trùng giày dép, ủng và phương tiện cũng như ngăn chặn mầm bệnh từ các loài gặm nhấm, côn trùng...

6. Vận chuyển

Tuyệt đối không cho xe vận chuyển vào trong khu vực nuôi lợn như xe chở lợn, xe mua phân, xe chở thức ăn, xe chở thuốc...Không vận chuyển lợn, thức ăn, chát thải hay vật dụng khác chung một phương tiện.

7. Mua bán, trao đổi

Không mua bán, trao đổi, vận chuyển lợn giống từ vùng có dịch. Mọi phương tiện tham gia mua bán, xuất nhập, trao đổi  đều được thực hiện ngoài cổng cơ sở chăn nuôi.

8. Không cho người từ bên ngoài vào trong thăm khu vực chăn nuôi lợn

Chỉ cho người thực sự cần thiết, trước khi vào khu vực chăn nuôi phải sát trùng./.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ QUẢNG ĐỊNH - HUYỆN QUẢNG XƯƠNG -TỈNH THANH HÓA
Địa chỉ: Xã Quảng Định - Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa
Người phát ngôn: Ông Đoàn Đình Tùng - Chủ tịch UBND xã.
Bản quyền thuộc về: UBND Xã Quảng Định, huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa.
image banner